TOÀN BỘ THÔNG TIN VỀ HUYỆN NHÀ BÈ TPHCM – CẬP NHẬT 2024

Ngày đăng: 09/06/2022

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

THỜI PHONG KIẾN

Mùa xuân năm 1698, Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh được Võ Vương Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, Tên gọi Nhà Bè xuất hiện, khi công cuộc khẩn hoang được các Chúa Nguyễn đẩy mạnh với quy mô lớn. Nhiều cư dân đàng ngoài xuôi thuyền vào tới sông Soài Rạp gặp dòng nước ngược nên đã kết bè trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Lòng thuyền chật hẹp nấu nướng khó khăn nên có một người tên Võ Thủ Hoằng đã nảy ra sáng kiến cho đốn tre kết làm bè neo trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Về sau, nhiều người cũng kết thành hai ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hoá. Khoảng sông này ngày càng tấp nập đông vui và địa danh Nhà Bè được ra đời.

Năm 1808vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An, quản trị phủ Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè lúc này trực thuộc tổng Tân Phong và tổng Bình Trị thuộc 2 huyện Tân LongBình Dương.

Năm 1836, đổi tên trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An, và cải thành tỉnh Gia Định. Thời điểm này các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè nằm trong tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình và tổng Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Bản đồ Tỉnh Gia Định

THỜI KỲ PHÁP THUỘC:

Ngày 5 tháng 6 năm 1882, Sau hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp tổ chức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Khi ấy cơ cấu hành chính vẫn giữ nguyên. Mãi năm 1866Pháp sáp nhập hai huyện Bình Dương và Bình Long thành hạt Sài Gòn, và đổi tên thành hạt Gia Định gồm 19 tổng. Trong đó, tổng Bình Trị Hạ gồm 9 làng và tổng Dương Hòa Hạ gồm 12 làng thuộc địa phận huyện Nhà Bè ngày nay.

Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ gồm 05 làng, từ phần đất cắt ra của hai tổng: Bình Trị TrungBình Trị Hạ vốn thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định vào thời Nhà Nguyễn độc lập.

Ngày 28 tháng 2 năm 1875, thành lập thêm tổng An Thít do chia tách từ tổng Cần Giờ.

Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Quận Nhà Bè có bốn tổng: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Hạ, An Thít (còn gọi là An Thịt) và Cần Giờ. Trong đó, hai tổng Bình Trị HạDương Hòa Hạ tương đương với địa bàn huyện Nhà Bè ngày nay.

Ngày 3 tháng 5 năm 1947, hai tổng: Cần GiờAn Thít của quận Nhà Bè tách khỏi tỉnh Gia Định, chuyển sang thuộc tỉnh Vũng Tàu, lập mới quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (đến năm 1952 tỉnh này đổi thành thị xã Vũng Tàu). Quận Cần Giờ gồm 2 tổng: Cần Giờ An Thít.

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Huyện Nhà Bè thời kì Pháp thuộc

THỜI KỲ VIỆT NAM CỘNG HÒA:

Năm 1955, quận Nhà Bè có 11 làng:
 – Tổng Bình Trị Hạ có 05 làng: Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy ĐôngTân Thuận Đông;
 – Tổng Dương Hòa Hạ có 06 làng: Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức, Hiệp PhướcPhú Lễ.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Nhà Bè đặt tại xã Phú Xuân Hội.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền cắt bốn xã: Long Đức, Nhơn Đức, Hiệp PhướcPhú Lễ của tổng Dương Hòa Hạ, quận Nhà Bè chuyển sang thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Riêng hai xã: Long KiểngPhước Lộc Thôn của tổng này nhập vào tổng Bình Trị Hạ, quận Nhà Bè. Quận Nhà Bè còn 01 tổng là Bình Trị Hạ với 07 xã.

Ngày 31 tháng 8 năm 1961, hai xã Long Đức Nhơn Đức thuộc tổng Dương Hòa Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An trả lại cho quận Nhà Bè (nhập vào tổng Bình Trị Hạ). Như thế quận này có 09 xã.

Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, đến cuối năm 1962, quận Nhà Bè có một tổng là Bình Trị Hạ. Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Nhà Bè có 09 xã trực thuộc: Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy Đông, Tân Thuận Đông, Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức.

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Ranh giới huyện Nhà Bè

TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY:

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Nhà Bè được thành lập, bao gồm cả xã Hiệp Phước thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An thời Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Nhà Bè cũ có từ năm 1975.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Nhà Bè trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau năm 1975:

  • Nhận thêm xã Hiệp Phước từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
  • Sáp nhập 2 xã Phước Long ĐôngLong Kiểng với nhau để lập thành xã Phước Kiển
  • Đổi tên xã Phú Mỹ Tây thành Phú Mỹ, xã Phú Xuân Hội thành Phú Xuân, xã Tân Quy Đông thành Tân Quy, xã Tân Thuận Đông thành Tân Thuận, xã Phước Lộc Thôn thành Phước Lộc xã Long Đức thành Long Thới.

Như thế, huyện Nhà Bè bao gồm 09 xã: Phú Mỹ, Phú Xuân, Phước Kiển, Tân Quy, Tân Thuận, Hiệp Phước, Phước Lộc, Nhơn ĐứcLong Thới.

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Ngày 17 tháng 7 năm 1986, theo quyết định 87-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc:

  • Chia xã Tân Quy thành 2 xã: Tân Quy ĐôngTân Quy Tây
  • Chia xã Tân Thuận thành 2 xã: Tân Thuận ĐôngTân Thuận Tây
  • Thành lập thị trấn Nhà Bè từ phần đất cắt ra của 2 xã: Phú XuânPhú Mỹ.

Từ đó đến đầu năm 1997, huyện Nhà Bè có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè (huyện lỵ) và 11 xã: Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ, Phú Xuân, Long Thới, Nhơn Đức, Phước Kiển, Hiệp Phước, Phước Lộc.

Ngày 6 tháng 1 năm 1997Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thành lập Quận 7 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ337 ha diện tích tự nhiên với 6.636 nhân khẩu của thị trấn Nhà Bè. Quận 73.576 ha diện tích tự nhiên và 90.920 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Nhà Bè còn lại 9.620 ha diện tích tự nhiên và 61.480 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 6 xã. Huyện lỵ dời về xã Phú Xuân.

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

Huyện có diện tích 100,43 km², dân số là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km². Và mật độ phân bổ dân số ở thành thị45.524 người chiếm 22%, và ở nông thôn161.313 người chiếm tỉ lệ 78%(Số liệu dựa trên Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020). Huyện Nhà Bè mã hành chính là 786(Theo Tổng cục Thống kê) và biển số xe là 59-Z1.

STT Tên Đơn Vị Hành Chính  Diện Tích (Km2) Dân Số (Người) Mật Độ Dân Số (Người/Km2)
1 Xã Hiệp Phước 38,06 9.281 244
2 Xã Long Thới 10,79 495 46
3 Xã Nhơn Đức 14,55 7.491 515
4 Xã Phú Xuân 10,02 16.569 1.654
5 Xã Phước Kiển 15 24.765 1.651
6 Xã Phước Lộc 6,04 359 59
7 Thị trấn Nhà Bè 5,99 17.264 2.882

TÌNH HÌNH KINH TẾ:

Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Nhà Bè.

Từ một huyện sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều năm qua, huyện Nhà Bè đã giảm nhiều diện tích đất nông nghiệp nhường lại để phát công nghiệp. Giai đoạn 2020-2025, UBND huyện tập trung các giải pháp để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời đầu tư phát triển hạ tầng để thu hút doanh nghiệp. Và đặt mục tiêu phát triển Huyện Nhà Bè thành khu đô thị kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao.

Phát triển nông nghiệp thông minh

Trong buổi giám sát ngày 20 tháng 5 của Sở NN-PTNT TPHCM về tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn, theo UBND huyện Nhà Bè, thời gian qua, ngành nông nghiệp của huyện đã bước đầu chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng còn chậm, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít, quy mô tương đối nhỏ, chưa có nhiều mô hình hiệu quả trong nông nghiệp đô thị để nhân rộng.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của huyện và liên tục giảm; năm 2016 chiếm 2,9% đến năm 2020 chiếm 1,9%. Trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 24 tỷ đồng, chiếm 1,78% tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện.

Để khuyến khích phát triển nông nghiệp đô thị, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM đề nghị, huyện cần tiếp tục quan tâm quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp; phải tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh giống mới, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất; thực hiện các chính sách hỗ trợ; duy trì mô hình HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; quan tâm phát triển nguồn nhân lực…

Đặc biệt, khuyến khích các hộ dân đầu tư nuôi trồng các cây trồng, vật nuôi ngắn hạn mang lại giá trị kinh tế cao và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới…

Ông Triệu Đỗ Hồng Phước, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè chia sẻ, tương lai, huyện sẽ chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp phù hợp với diện tích nhỏ. Đặc biệt, ưu tiên những nông dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ, nhưng cần phải theo quy hoạch chung của TPHCM, phù hợp với tình hình của huyện. Giai đoạn 2020-2025, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 50%, năm 2030 đạt 90%, đến năm 2045 cơ bản đạt 100%. Với hiện trạng nông nghiệp trên huyện khoảng 4.000ha, tương lai sẽ giảm còn chỉ còn khoảng 200ha diện tích đất chủ yếu nông nghiệp công nghệ cao.

Trước mắt, huyện khuyến khích sản nông nghiệp công nghệ cao trên những khu đất đang quy hoạch mà chưa triển khai thực hiện dự án. Về lâu dài, triển khai đúng theo quy hoạch chỉ còn 200ha với sản phẩm như rau hữu cơ, nấm mối đen, tôm nước lợ, cua lột và sản xuất giống. Để thực hiện được, huyện sẽ hoàn thiện quy hoạch; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển như hỗ trợ vốn, xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; hỗ trợ xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm…

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện Nhà Bè cần phải phát triển hạ tầng. Theo UBND huyện Nhà Bè, trong 5 năm qua, HĐND, UBND TPHCM ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách của thành phố cho huyện khoảng hơn 3.200 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông – hạ tầng xã hội, đã góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập và mức sống người dân ngày càng được nâng lên.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Triệu Đỗ Hồng Phước, huyện tập trung hoàn chỉnh đồng bộ các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện như tập trung hoàn chỉnh đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu Công nghiệp – Cảng Hiệp Phước; đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu Công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 3) và đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu Cảng hạ lưu Hiệp Phước.

Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Triệu Đỗ Hồng Phước, đề xuất, với thành phố ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện theo đúng quy hoạch; nhất là các trục giao thông chính, giao thông trọng điểm và huyết mạch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng đường 15B, đường Kho BKho C nối dài, đường Phạm Hùng nối dài; cầu Phú Xuân 2, cầu Rạch Dơi, Rạch Tôm

Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng bệnh viện huyện, xây dựng mới các trạm y tế xã. Nhằm nâng cao đời sống người dân, UBND huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chỉnh trang đô thị, đầu tư hệ thống các tuyến kè chống sạt lở khu vực xã Hiệp Phước; cải tạo vệ sinh môi trường tại các tuyến sông, kênh rạch; nâng cấp và mở rộng các tuyến hẽm; nâng cấp, cải tạo sửa chữa các chợ; xây dựng các khu tái định cư, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp… Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

TÌNH HÌNH XÃ HỘI

Mức sống dân cư: Số liệu thống kê đến năm 2004, chỉ tiêu bình quân 1 người 1 tháng là 473.160 đồng, bằng 1,18 lần so với năm 2001, các khoản chi tiêu ăn uống, vui chơi, giải trí và một số vật phẩm tiêu dùng khác như thịt cá tăng.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 4,051 triệu đồng/người/năm lên 5,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2004. Đến nay, Huyện đã hoàn thành chỉ tiêu XĐGN theo chuẩn cũ, đưa 3321 hộ vượt nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29% xuống và 0,25%.

Về nhà ở: 100% hộ dân tại Huyện có nhà ở (số liệu thống kê 2002), diện tích nhà ở bình quân 60m2/hộ. Thực hiện phong trào xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương, từ năm 1997 đến nay, đã xây dựng, trao tặng nhà tình nghĩa và nhà tình thương cho gia đình chính sách và người dân nghèo. Thực hiện hơn 6000 căn nhà thô sơ.

Về điện sinh hoạt: đến năm 2005, có 97,56% hộ dân có điện sử dụng và 2,44 chưa có điện sử dụng.

Nguồn nước sinh hoạt: có 93% số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, trong đó có 22,14% sử dụng nước máy còn lại sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan công nghiệp, các trạm cấp nước tập trung và vận chuyển bằng xe đến cung cấp cho nhân dân.

Về giao thông nông thôn: những năm đầu sau tách Huyện, toàn địa bàn có chưa đầy 8km đường nhựa, các trục đường chính chủ yếu là đất đỏ xuống cấp; đường liên xóm vừa thiếu vừa yếu. Đến nay, toàn bộ các trục đường huyết mạch của Huyện đều được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa. Hệ thống đường giao thông liên xóm, đường xương cá phát triển mạnh. Đến nay Huyện đã thực hiện đan hóa được 318 tuyến đường, đạt 82% đường giao thông nông thôn trên địa bàn được đan hóa. 100% cầu khỉ trên địa bàn được xóa và thay vào đó bằng các cây cầu giàn thép.

Về giáo dục – dạy nghề: giáo dục có bước phát triển mạnh về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn Huyện có 28 trường, trong đó có 08 trường mầm non, 12 trường tiểu học (5.961 học sinh), 06 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường cấp 3, 01 trường Bồi dưỡng giáo dục, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Với tổng số 14043 học sinh. Hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang, trang thiết bị học tập đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao hơn mức bình quân chung của Thành phố. Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 94,5%; Trung học cơ sở đạt 83,4%. Mặt bằng học vấn đạt lớp 5,19.

Dạy nghề: năm 2002, Trung tâm Dạy nghề được chính thức đưa vào hoạt động, đã lien kết với các trường đại học, cao đẳng và Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.879 người và dài hạn 136 người. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch theo định hướng phát triển kinh tế. Từ một Huyện thuần nông, đến nay lao động trong lĩnh vực công nghiệp đã chiếm 35,73%, lao động dịch vụ thương mại chiếm 46,27% và lao động nông nghiệp chỉ còn 98%. Hầu hết mỗi hộ gia đình đã có 1 lao động làm việc trong lĩnh vực phi công nghiệp.

Về y tế: mặc dù sau tách Huyện hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất định nhưng đến nay đã có bước phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 7/7 xã – thị trấn có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ, trang thiết bị được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm y tế được xây dựng đạt chuẩn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2005. Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và khoảng 7,83 giường/vạn dân.

Về đời sống văn hóa cơ sở: đã có những chuyển biến thiết thực các nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền các phong trào, chương trình hành động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến nay, toàn Huyện đã xây dựng được 16/30 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 11 khu dân cư xuất sắc, 3 khu dân cư tiên tiến. Số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và gương người tốt việc tốt xuất hiện ngày càng nhiều. Số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 7,8% dân số.

 

toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Huyện Nhà Bè ngày nay có nhiều sự phát triển và đổi mới

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG HUYỆN NHÀ BÈ

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTG ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, hệ thống giao thông Huyện Nhà Bè nằm trên các trục nối, nút giao thông quan trọng của Hồ Chí Mình: gồm các trục đường hướng tâm đối ngoại, hình thành các đường vành đai, hệ thống cầu, sông lớn nối với các điểm giao thông của các tỉnh thành lân cận. Điển hình là:

  • Xây dựng các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn: thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Cần Thơ, đường cao tốc liên vùng phía Nam thành phố Hồ Chí Minh – Nhơn Trạch.
  • Xây dựng đường vành đai 4 nối các đô thị vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh theo các hướng: phía Đông thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai – phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một – thị trấn Củ Chi – thị trấn Đức Hoà nối vào đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương tại khu vực thị trấn Bến Lức – quốc lộ 50 – cụm cảng Hiệp Phước.
  • Xây dựng mới đường Bắc – Nam đoạn Nguyễn Văn Linh – Khu công nghiệp Hiệp Phước.
  • Xây dựng hệ thống đường trên cao Tuyến 3: từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành theo đường Lê Hồng Phong nối dài – Lê Hồng Phong – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Cừ nối dài – Lê Văn Lương – Nguyễn Văn Linh.
  • Sông Nhà Bè: xây dựng mới cầu Bình Khánh trên đường cao tốc liên vùng phía Nam.
  • Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia tới các Cảng Hiệp Phước và Cát Lái.
  • Xây dựng mới các ga trên tuyến đường sắt vành đai bao gồm các ga: Tân Thới Hiệp, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hoà, ga khách kỹ thuật Tân Kiên, ga hàng hoá và cảng cạn (ICD) Tân Kiên, ga Long Định (nối ray xuống Cảng Hiệp Phước).
  • Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ:
    Luồng tàu biển: Luồng sông Soài Rạp – giai đoạn đến năm 2020 luồng này sẽ được sử dụng từ luồng sông Lòng Tàu và sẽ được khai thác như một luồng lưu thông hai chiều có lợi dụng thuỷ triều. Luồng lưu thông hàng hải thượng nguồn sông Soài Rạp sẽ được phát triển để tiếp nhận tàu container với trọng tải tới 20.000 DWT tại cảng tổng hợp mới ở Hiệp Phước.
    Luồng tàu sông: Tuyến vành đai 2: sông Sài Gòn – rạch Tra – kênh Xáng – kênh Cầu An Hạ – sông Chợ Đệm – kênh Đôi – kênh Tẻ – sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV.
  • Hệ thống cảng biển: 
    – Đầu tư xây dựng phát triển khu Cảng Cát Lái, khu Hiệp Phước để phục vụ di chuyển các cảng trong nội thành và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của khu vực, các khu công nghiệp, khu chế xuất sau cảng, các nhà máy, cơ sở sản xuất ven sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp.
    Khu Cảng Nhà Bè chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhập xăng, dầu của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Xây dựng Cảng tổng hợp Nhà Bè phục vụ việc di chuyển các cảng trong nội thành và phục vụ khu công nghiệp Hiệp Phước.
  • Hệ thống cảng sông: Xây dựng mới Cảng sông Nhơn Đức (nằm tại ngã ba rạch Bà Lào và rạch Dơi) trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hoá đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm Cảng biển Hiệp Phước.
toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè

Cùng với cơ sở hạ giao thông đang được xúc tiến đẩy mạnh, đặc biệt là Tuyến đường sắt đô thị Số 4 cũng đã được triển khai, và các tuyến đường chính đã và đang được mở rộng theo đúng với bản đồ quy hoạch của huyện Nhà Bè, và đến 2021 thì Nhà Bè đã có 318 tuyến đường được bê tông hóa 82%. Cùng với đó tình hình xây dựng nhà ở cũng đang được đẩy manh ở các khu vực huyện xã Nhà Bè.

    NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

    BẢN ĐỒ, GIAO THÔNG HUYỆN NHÀ BÈ

    SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ HUYỆN NHÀ BÈ TPHCM

    Ca dao về địa danh Nhà Bè: Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, đến Nhà Bè thì có thêm phụ lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:

    “Nhà Bè nước chảy chia đôi,
    Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…”
    — Ca dao Việt Nam

    Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Huyện có vị trí địa lý:

    • Phía đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và huyện Cần Giờ (qua sông Soài Rạp)
    • Phía tây giáp huyện Bình Chánh
    • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An huyện Cần Giờ
    • Phía bắc giáp Quận 7.
    toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

    Bản đồ Huyện Nhà Bè

    GIAO THÔNG HUYỆN NHÀ BÈ

    Các trục đường trên địa bàn huyện Nhà Bè

    • Bờ Tây
    • Dương Cát Lợi
    • Đặng Nhữ Lâm
    • Đào Sư Tích
    • Đào Tông Nguyên
    • Dương Thị Năm
    • Huỳnh Tấn Phát
    • Lê Thị Kỉnh
    • Lê Văn Lương
    • Long Thới
    • Ngô Quang Thắm
    • Nguyễn Bình
    • Nguyễn Hữu Thọ
    • Nguyễn Thị Hương
    • Nguyễn Văn Ràng
    • Nguyễn Văn Tạo
    • Nhơn Đức
    • Phạm Hữu Lầu
    • Phạm Thị Kỳ
    • Phạm Thị Quy
    • Phước Lộc
    • Tân Kiểng
    • Trần Thị Liền
    • Trần Thị Tao
    • Gò Me
    • Bàu Le

    Các cây cầu trên địa bàn huyện

    • Cầu Rạch Tôm qua Sông Bà Sáu
    • Cầu Phước Long bắc qua Rạch Đĩa
    • Cầu Rạch Dơi bắc qua Sông Kinh
    • Cầu Hiệp Phước bắc qua Sông Kinh
    • Cầu Rạch Đĩa bắc qua Rạch Đĩa
    • Cầu số 1 và cầu số 2 đường Nguyễn Hữu Thọ
    • Cầu Cống Dinh bắc qua Rạch Long Kiển
    • Cầu Bà Chiêm bắc qua sông Mương Chuối
    • Cầu Long Kiển (cầu sắt) qua Sông Long Kiển
    toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

    Bản đồ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất huyện Nhà Bè

    Huyện Nhà Bè hiện được đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông. Theo đó, toàn quận lỵ đang sở hữu vành đai hạ tầng kỹ thuật kiện toàn như sau:

    Hệ thống giao thông

    Đường bộ

    • Đường giao thông liên xóm, liên Xã: Có tổng cộng 318 tuyến đường được bê tông hóa 82%. 
    • Các tuyến đường chính:
    • Đường Nguyễn Hữu Thọ & Nguyễn Văn Tạo: Lộ giới rộng 60m
    • Đường Nguyễn Bình: Lộ giới rộng 15m
    • Đường Lê Văn Lương: Lộ giới rộng 40m
    • Đường Huỳnh Tấn Phát: Có lộ giới rộng 24m
    • Một số tuyến đường lớn đang được khai thác: Đường Metro số 4 và Hầm chui Nguyễn Văn Linh,…
    • Nút giao thông quan trọng nối huyện lỵ với quận 7:
    • Nguyễn Hữu Thọ đường – Đường kho b
    • Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Bình
    • Lê Văn Lương – Nguyễn Bình – Đường Kho B
    • Cầu đường: 100% cầu khỉ trên địa bàn được thay thế bằng hệ thống cầu giàn dây thép.
    • Hệ thống bến bãi tại huyện: Có hàng chục bến bãi rộng được xây dựng với tổng diện tích lên đến 108 ha.

    Đường sắt

    • Tuyến đường sắt quốc gia: Kết nối đến khu cảng Hiệp Phước hỗ trợ chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.
    • Tuyến đường sắt đô thị số 4: Kết nối huyện Nhà Bè với quận 7, Quận 1, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp và quận 12.
    • Chiều dài: 36,2km.
    • Hướng tuyến: Di chuyển trên hành lang khu đô thị Hiệp Phước gồm các tuyến đường Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học -Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước. 

    Đường thủy

    • Hệ thống sông lớn bao quanh: Sông Nhà Bè, sông Mương và sông Soài Rạp kết nối huyện lỵ với tỉnh Đồng Nai, Cần Giờ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    • Hệ thống kênh rạch chằng chịt: Có hàng chục kênh rạch lớn nhỏ gồm rạch Chuối, rạch Dơi, Long Kiển, Tắc Bà Phổ, Cây Khô, Cống Vinh, Ông Bốn,… Nổi bật nhất là con kênh Cây khô án ngữ ngay tuyến đường thủy có dòng chảy từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn.
    • Cụm cảng trong ngoài huyện Nhà Bè:
    • Tân cảng Hiệp Phước: 8,1km
    • Cảng Sài Gòn: 9,4km
    • Cảng Nhà Bè: 9,7km
    • Cảng Tân Thuận: 11km
    • Cảng Bến Nghé: 11km
    • Cảng Cát Lái: 17km
    • Cảng Tân cảng Phú Hữu: 19km
    • Cảng container quận 9: 30km
    • Cụm bến du thuyền trong ngoài huyện:
    • Du thuyền hầm Thủ Thiêm: 10km
    • Vinhomes Central Park Marina: 14km
    • Du thuyền Saigon Lifestyle Cruises: 17km
    • Du thuyền Khu du lịch Bến Xưa: 20km
    • Du thuyền Jetski Cano Tam Đa: 23km
    • Du thuyền Manhattan Glory: 28km
    • Cụm bến tàu trong ngoài huyện lỵ:
    • Bến tàu Sông Xanh: 5,7km
    • Bến tàu khách thành phố: 9,7 km
    • Bến tàu cánh ngầm quận 1: 10km
    • Bến tàu cánh ngầm quận 4:11km
    • Bến tàu thủy Hiệp Bình Chánh: 18km

    Đường cao tốc

    • Bến Lức – Long Thành: Cách 15km
    • Cao tốc Tân Vạn: 37km
    • TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 40km
    • TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: 42km
    • TP.HCM – Trung Lương: 70km

    Đường hàng không

    • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 16km
    • Sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai: 51km 

      NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

      HUYỆN NHÀ BÈ CÓ BAO NHIỆU XÃ, THỊ TRẤN?

      Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thành lập Quận 7 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và 337 ha diện tích tự nhiên với 6.636 nhân khẩu của thị trấn Nhà Bè. Quận 7 có 3.576 ha diện tích tự nhiên và 90.920 nhân khẩu.

      Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Nhà Bè còn lại 9.620 ha diện tích tự nhiên và 61.480 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 6 xã. Huyện lỵ dời về xã Phú Xuân.

      Huyện Nhà Bè có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè và 6 xã: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân (huyện lỵ), Phước Kiển, Phước Lộc.

      toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

      Bản đồ Hành chính Huyện Nhà Bè

      ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN NHÀ BÈ

      Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

      Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

      Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra, những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.

      toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

      Cầu Long Kiển Nhà Bè

        NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

        THÔNG TIN QUY HOẠCH NHÀ BÈ MỚI NHẤT

        Huyện Nhà Bè là huyện ngoại thành gắn liền với sản xuất công nghiệp, là nơi dự trữ đất phát triển của thành phố.

        Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là: công nghiệp – cảng, thương mại và dịch vụ…, với thế mạnh công nghiệp quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển.

        Nơi bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng của thành phố về phía Nam.

        Khu dân cư đô thị và một số chức năng đặc biệt của thành phố.

        toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

        Bản đồ quy hoạch không gian Huyện Nhà Bè

        QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TẠI NHÀ BÈ

        CÁC ĐƠN VỊ Ở

        Toàn khu vực quy hoạch được phân chia thành 4 cụm tập trung, được xác định như sau:

        • Cụm dân cư số 1: Có diện tích quy hoạch là 1.020 ha, là khu vực phía Đông huyện Nhà Bè gồm xã Phú Xuânthị trấn Nhà Bè với dân số dự kiến là khoảng 100.000 người. Đây là khu vực mới được bố trị cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại phù hợp với sự hình thành và phát triển khu đô thị văn minh, nhộn nhịp.
        • Cụm dân cư số 2: Có diện tích quy hoạch là 655 ha với dân số dự kiến vào khoảng 75.000 người. Đây là khu vực nằm ở phía Bắc của huyện, cơ sở hạ tầng đồng bộ chủ yếu là nhà cao tầng xen kẽ nhà ở thấp dọc theo tuyến đường Lê Văn LươngNguyễn Hữu Thọ.
        • Cụm dân cư số 3: Có diện tích quy hoạch 809 ha với dân số dự kiến khoảng 125.000 người gồm Ngã Ba Nhơn Đức, Nhơn Đức – Phước Kiểnkhu đô thị phía Đông đây được cho là khu đô thị sầm uất có nhiều tiềm năng phát triển.
        • Khu đô thị số 4: Có diện tích quy hoạch 550 ha, dân số dự kiến khoảng 60.000 người, địa bàn gồm các xã Long Thới, Hiệp Phước, đây là khu vực được đầu tư mạnh từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trở nên đồng bộ. Bên cạnh đó, khu công nghiệp cảng Hiệp Phước đang được xây dựng cùng với quy mô lớn.

        2 cụm dân cư nông thôn: Ngoài việc quy hoạch 4 khu đô thị, huyện Nhà Bè còn quy hoạch chia ra thêm 2 cụm dân cư nông thôn tại phía Tây xã Phước Lộc và khu dân cư Phía Tây xã Nhơn Đức với diện tích là 725 ha với dân số dự kiến 40.000 người. Đây sẽ khu vực duy nhất của huyện Nhà Bè tập trung phát triển chuyên canh về nông nghiệp đảm bảo nguồn lương thực và hình thành các không gian xanh.

        CÁC TRUNG TÂM VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

        Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở.

        + Để phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, hệ thống công trình công cộng được xây dựng gồm: công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã mang tính thường xuyên như công trình hành chánh cấp xã – thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở,… và công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện.

        + Trung tâm công cộng cấp huyện tại khu trung tâm huyện Nhà Bè, trong đó gồm công trình hành chính, thương mại – dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa – thể dục thể thao,…

        + Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 15 – 20 ha/trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

        CÁC KHU CÔNG VIÊN CÂY XANH

        • Khu công viên văn hóa du lịch 166 ha xã Long Thới.
        • Khu cây xanh dự trữ khoảng 229,27 ha xã Phước Kiển.
        • Các khu công viên cây xanh – thể dục thể thao bố trí xen kẽ trong các khu ở.
        • Khu công viên dọc các nhánh sông lớn như sông Mương Chuối, rạch Dơi, Long Kiển, Tắc Bà Phổ, rạch Cây Khô, rạch Cống Vinh, rạch Ông Bốn…
        • Khu công viên chuyên đề thuộc đô thị Cảng Hiệp Phước.
        • Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh cách ly khu công nghiệp với dân cư và cây xanh hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật,…

        CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

        • Khu công nghiệp Hiệp Phước dọc sông Soài Rạp, quy mô 2.000 ha, là khu công nghiệp – dịch vụ cảng – logistics.
        • Cảng Hiệp Phước khoảng 335 ha, với công suất dự kiến khoảng 130 triệu tấn/năm.
        • Khu kho, cảng Nhơn Đức khoảng 106,16 ha tại ngã ba sông Bà Lào và rạch Tôm (thay thế cảng Cây Khô do không đảm bảo về luồng, tuyến).
        • Tổng kho xăng dầu Nhà Bè khoảng 157,1 ha.
        • Các xí nghiệp không gây ô nhiễm bố trí xen cài trong các khu dân cư trên địa bàn huyện được duy trì.

        CÔNG TRÌNH VÀ QUẦN THỂ CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO

        Công trình tôn giáo sẽ tôn tạo trùng tu bảo vệ. Khi có nhu cầu mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất của khu vực. Và các công trình tôn giao hiện có ở Nhà Bè: 

        • Miếu Bà Châu Đốc 2
        • Chùa Phước Nguyễn
        • Pháp Võ Cổ Tự
        • Đình Phú Xuân
        • Chùa Thiên Ấn
        • Đình Long Kiểng

        CÁC KHU VỰC ĐẶC BIỆT

        • Đất an ninh quốc phòng (T30) xã Phước Lộc, xã Hiệp Phước.
        • Đất khu quân sự tại xã Phú Xuân.

        CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HẠ TẦNG KỸ THUẬT

        • Khu xử lý nước thải tại xã Phước Kiển : 25 ha
        • Khu xử lý nước thải tại xã Nhơn Đức : 15 ha
        • Khu nghĩa trang tại xã Nhơn Đức : 50 ha
        • Các trạm điện và tuyến điện 500KV, 220KV Nhà Bè tại xã Phước Kiển, các trạm xử lý nước thải,…

        NÔNG NGHIỆP

        Đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp còn lại 200 ha, phân bố tập trung tại các xã Phước Lộc, xã Nhơn Đức và xã Long Thới.

          NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

          ỦY BAN NHÂN DÂN (UBND) HUYỆN NHÀ BÈ

          LÀM SAO ĐỂ ĐẾN UBND HUYỆN NHÀ BÈ?

          Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !

          THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA UBND (ỦY BAN NHÂN DÂN) HUYỆN NHÀ BÈ LÀ KHI NÀO?

          – Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút

          – Buổi chiều từ 13h giờ đến 17 giờ

          Buổi sáng Thứ 7: Phục vụ nhân dân thừ 7h30 – 11h30 sáng. Cũng lưu ý như trên, do lượng hồ sơ lớn, cho nên để đảm bảo thì bạn nên tới trước 10h sáng là tốt nhất.

          Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu. Vì nằm ở trung tâm quận tân bình, cho nên rất đông người dân đổ xô vào nơi này để làm hồ sơ. Vì vậy, có đôi khi hồ sơ bị ứ đọng, quá tải là chuyện bình thường.

          LIÊN HỆ UBND HUYỆN NHÀ BÈ ĐỂ LÀM GÌ?

          Tùy theo mục đích mà người dân liên hệ với Ủy ban nhân dân Tân Bình để làm những công việc cần. Chẳng hạn như:

          + Liên hệ với phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường để: quy hoạch đất đai, xem đất đó có thuộc dự án nào, có bị tranh chấp, xem đất đó có phải dự án treo hay không, các vấn đề về sổ đỏ, sổ hồng,….Nói chung là liên quan tới công tác đất đai, tranh chấp, chủ quyền đất. Bên cạnh đó, 2 phòng ban này còn giải quyết các tranh chấp, đo đạc đất đai nữa.

          + Liên hệ với phòng tư pháp để chứng sao y, chứng thực mua bán đất hoặc các vấn đề như khai sinh, chứng từ, kết hôn,…

          + Liên hệ với phòng lao đông thương binh xã hội Huyện Nhà Bè để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động. Chẳng hạn như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…

          CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND HUYỆN NHÀ BÈ

          Huyện Nhà Bè đang trên con đường phấn đấu trở thành Quận Nhà Bè để cùng sánh bước với 4 Huyện còn lại của Hồ Chí Mình: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ ChiCần Giờ. Và bước qua năm 2022, Hồ Chí Mình đã dự kiến thành lập Quận Nhà Bè, và Thành Phố Hóc Môn, Bình Chánh trước năm 2025 TP Củ Chi, Cần Giờ lên thành phố vào năm 2025-2030.

          toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

          Bước qua năm 2022, Nhà Bè đã hoàn thành được 26/30 chỉ tiêu để phấn đấu lên Quận, và điển hình là các bước biến như sau: 

          • Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế do Huyện quản lý đạt trên 26,67%,  trong đó ngành CN-TTCN là 24,75%, TM-DV là 29,77% và nông nghiệp đạt 1,44%. Khu công nghiệp Hiệp Phước tiếp tục thu hút đầu tư mạnh mẽ, việc Cảng container Trung tâm Sài Gòn đi vào hoạt động với hệ thống cầu cảng hiện đại đã phát huy thế mạnh và hiệu quả, tác động tích cực đến sự phát triển chung của Huyện, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho hơn 7000 lao động, trong đó phần lớn là con em Nhà Bè và các vùng lân cận.
          • Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện, tạo thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội, tác động mạnh đến sự thay đổi bộ mặt nông thôn Huyện. Thu ngân sách Nhà nước tăng cao, năm sau cao hơn năm trước, riêng trong giai đoạn 2005 – 2010 thu đạt hàng ngàn tỷ đồng, tăng gần gấp 5 lần so với gia đoạn 5 năm trước đây.
          • Chương trình nâng cấp, mở rộng đường hẻm theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tiếp tục được triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực. Chỉ trong 5 năm từ 2005 – 2009, Huyện đã thực hiện hoàn chỉnh 70 công trình, với tổng số vốn gần 205 tỷ, trong đó nhân dân và doanh nghiệp đóng góp bằng các hình thức ngày công lao động, tiền mặt và chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất, với tổng trị giá hơn 94 tỷ đồng. 
          •  Đến nay, toàn Huyện có 451/475 tuyến đường được trải nhựa hoặc bê tông hoá, đan hoá chiếm tỷ lệ 94,95%. Tổng số hộ sử dụng điện đạt 96,65% /tổng hộ dân, trong đó có 90% hộ có điện kế. Nước sạch được phủ gần kín các vùng dân cư, phục vụ trên 99,5% hộ dân, trong đó hệ thống mạng lưới nước máy đã được lắp đặt ở  địa bàn thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân và đang tiếp tục đầu tư mở rộng để khi nhà máy nước BOO Thủ Đức phát nước có sẵn điều kiện đưa nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. 7/7 xã – thị trấn đều có trạm y tế, với đầy đủ trang thiết bị, y, bác sĩ, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
          • Hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, đảm bảo ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục toàn diện. Đến nay, tại địa bàn các xã – thị trấn đều có trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở; 5/7 xã – thị trấn có trường đạt chuẩn quốc gia; gần 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở thực hiện dạy 2 buổi/ngày.
          • Số lượng học sinh tăng lên theo từng năm, từ 13.218 học sinh với 311 lớp năm 2006 đến nay có 14.968 học sinh với 388 lớp ở các cấp, bậc học. Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được củng cố, 100% xã – thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học từ năm 2008. Mặt bằng học vấn được nâng từ mức lớp 5,19 vào năm 2005 lên mức lớp 7 vào năm 2010. Công tác dạy nghề bước đầu được mở rộng, gắn liên kết dạy nghề với giải quyết việc làm.
          • Hàng năm giới thiệu gần 1800 lao động có việc làm mới, ổn định trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Cơ cấu lao động của Huyện đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện nay có 90% lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ và các nghề phi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn lại khoảng 10%.

          Không những vậy, Nhà Bè đã xuất sắc hoàn thành chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 theo tiêu chí của Thành phố, đến nay không còn hộ nghèo thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm và đang triển khai giai đoạn 3 theo mục tiêu giảm hộ nghèo, tăng hộ khá. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6,47 triệu đồng/người/năm năm 2005 lên 15 triệu đồng/người/năm trong năm 2010. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 35 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Nhà Bè luôn quan tâm chăm lo gia đình chính sách, có công cách mạng.

          An ninh quốc phòng luôn được tăng cường – giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội,  chuyển hoá được các địa bàn trọng điểm phức tạp; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xuất hiện nhiều gương điển hình trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công tác quốc phòng – quân sự địa phương từng bước được nâng cao về chất, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, ngày càng có nhiều thanh niên tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc.

          Hệ thống bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể từ huyện đến cơ sở  không ngừng được củng cố, xứng đáng là người lãnh đạo, là chỗ dựa đáng tin cậy của quần chúng nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Nhiều phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động mang lại kết quả thiết thực, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc cũng như quê hương Nhà Bè anh hùng.

          Nhà Bè đang chuyển mình mạnh mẽ và vươn lên tầm cao mới. Với lợi thế nằm trên hướng của Thành phố tiến ra Biển Đông, Nhà Bè đã và đang được mở ra nhiều cơ hội phát triển và trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu vực công nghiệp – đô thị – cảng và là một vùng kinh tế năng động của Thành phố.  

          Tại hội nghị, các đại biểu được nghe tham luận của các đơn vị những nội dung về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh năm 2022; dạy và học thích ứng linh hoạt trong tình hình mới; công tác chăm lo an sinh xã hội; chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và kế hoạch thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

          toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

            NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

            CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN NHÀ BÈ TPHCM

            ĐỊA CHỈ VÀ LỊCH LÀM VIỆC TRỤ SỞ CÔNG AN HUYỆN NHÀ BÈ

            Hướng dấn đường đi đến Công An Huyện Nhà Bè:

            Trụ sở Công an Huyện Nhà Bè đặt tại địa chỉ: số 335 Nguyễn Bình, Xã Phú Xuận, Huyện Nhà Bè, Tp HCM

            Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Công an Nhà Bè làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ Tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:

            • Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
            • Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.

            Ngoài ra, Công an Huyện Nhà Bè luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.

            CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG AN HUYỆN NHÀ BÈ TPHCM

            Công an Huyện Nhà Bè  là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của Công an Huyện Nhà Bè thể hiện cụ thể như sau:

            • Tham mưu cho Quận ủy – Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
            • Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, giải quyết, xử lý các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự an ninh, an toàn trên địa bàn;
            • Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
            • Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
            • Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể duy trì củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trên địa bàn.

            HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH Ở HUYỆN NHÀ BÈ

            HỆ THỐNG ĐIỆN

            Mạng lưới điện quốc gia

            • Đơn vị cấp điện: Công Ty Điện Lực Nhà Bè trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực TP.HCM
            • Số lượng sạch kết nối: 7/7
            • Tuyến điện lắp đặt: Tuyến điện ngầm và tuyến điện trên không được trang bị công suất 110KV – 500KV
            • Sản lượng cấp điện: Gần 2 triệu kWh/ngày
            • Đánh giá khả năng cấp điện: Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dân tại 7 xã.

            Mạng lưới điện năng lượng mặt trời

            • Đơn vị cấp điện: EVN HCMC, GP Solar,  Solare, Ledsolar,…
            • Số lượng xã kết nối: 7/7
            • Công suất hệ thống: Từ 5kWh – >200kWh
            • Sản lượng cấp điện: >6.000kWh/ngày
            • Đánh giá khả năng cấp điện: Đáp ứng tốt khoảng 15% nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong toàn huyện.

            HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH

            • Đơn vị cấp nước sạch: Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè
            • Số lượng xã được cấp nước sạch: 7/7 
            • Sản lượng cấp nước sạch: >36 triệu m3/năm
            • Khả năng cấp nước sạch: Thỏa mãn 100% nhu cầu sử dụng nước của người dân.

            HỆ THỐNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

            toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

            • Hệ thống bưu điện tại huyện Nhà Bè: Có 11 bưu cục gồm:
            • Bưu cục cấp 3: Nhà Bè, Phú Xuân, Hiệp Phước, Phước Kiển, Long Thới.
            • Điểm bưu điện văn hóa xã: Hiệp Phước, Nhơn Đức.
            • Hòm thư công cộng: Phước Lộc, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân.
            • Hệ thống mạng viễn thông: 
            • Các loại hình viễn thông: Thuê bao di động, cố định, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình thuê kênh, internet, wi-fi và GPRS,…
            • Nhà mạng thuê bao: Vinaphone, Viettel, Mobifone, Vietnamobile, VNPT S-Phone, G-Tel,…
            • Nhà mạng lắp đặt truyền hình và Wifi – Internet: FPT Telecom, VNPT Telecom, CMC Telecom và NetNam,…

              NHẬN THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN XEM MẶT BẰNG

              HỆ THỐNG Y TẾ

              Hệ thống y tế tại Huyện Nhà bè gồm các cơ sở sau:

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Bệnh viện Huyện Nhà Bè:
                – Địa chỉ: 281A Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển, Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 028.3781.5558
                – Website: https://www.benhviennhabe.vn/
              • Trung tâm y tế Huyện Nhà Bè:
                – Địa chỉ: Số 1 Đường số 18, KDC Cotec Ấp 1, xã Phú Xuân Huyện Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.777.0068
                – Website: https://trungtamytenhabe.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Phước Kiển:
                – 1410 Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.781.5648
                – Website: https://tytxaphuockien.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Thị trấn Nhà Bè:
                – Huỳnh Tấn Phát, Thị Trấn Nhà Bè, Huyện Nhà bè
                – SĐT liên hệ: 0283.873.8902
                – Website: https://tytthitrannhabe.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Phú Xuân:
                – Ấp 4, Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.782.9574
                – Website: https://tytxaphuxuan.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Long Thới: 
                – Hẻm 26 Nguyễn Văn Tạo, Long Thới, Huyện Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.780.1715
                – Website: https://tytxalongthoi.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Phước Lộc 
                – 423/1 Đào Sư Tích, Tổ 6, Ấp 4, Xã Phước Lộc, Huyện Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.781.7644
                Website: https://tytxaphuocloc.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Nhơn Đức
                – 548/28 Nguyễn Bình, xã Nhơn Đức, Huyện Nhà bè
                – SĐT liên hệ: 0283.782.1649
                Website: https://tytxanhonduc.medinet.gov.vn/
              • Trạm Y tế Xã Hiệp Phước
                – Đường Nguyễn Văn Tạo, Hiệp Phước, Nhà Bè
                – SĐT liên hệ: 0283.873.5578
                – Website: https://tytxahiepphuoc.medinet.gov.vn/

              HỆ THỐNG GIÁO DỤC

              • Trường Mầm non Thị trấn Nhà Bè
                 – Địa chỉ: 89/10/5 Huỳnh Tấn Phát, Khu phố 4, Thị trấn Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.783.8523
              • Trường Mầm non Sơn Ca
                 – Địa chỉ: 48/2 Huỳnh Tấn Phát, Khu phố 6, Thị trấn Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.873.8635 – 0283.781.0604
              • Trường Mầm non Mạ Non
                 – Địa chỉ: 1036 Huỳnh Tấn Phát, ấp 5, Phú Xuân, Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.782.9014
              • Trường Mầm non Đồng Xanh 
                 – Địa chỉ: Ấp 2, Nguyễn Văn Tạo, Long Thới, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.7800.130
              • Trường Mầm non Hướng Dương
                 – Địa chỉ: Ấp 3, Lê Văn Lương, Nhơn Đức, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.782.1893
              • Trường Mầm non Họa Mi
                 – Địa chỉ: 71B ấp 2, Lê Văn Lương, Phước Kiển, Nhà Bè

                 – Điện thoại:
              • Trường Mầm non Vành Khuyên
                 – Địa chỉ: Ấp 3, Đào Sư Tích, Phước Lộc, Nhà Bè

                 – Điện thoại:
              • Trường Mầm non Sao Mai
                 – Địa chỉ: Ấp 1, xã Hiệp Phước, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.781.8144
              • Trường Tiểu học Trần Thị Ngọc Hân
                 – Địa chỉ: 19 Dương Cát Lợi, Khu phố 4, Thị trấn Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.873.8626
              • Trường Tiểu học Lâm Vân Bền
                 – Địa chỉ: Khu phố 7, Thị trấn Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.781.0540
              • Trường Tiểu học Nguyễn Trực
                 – Địa chỉ: 1026/3 Huỳnh Tấn Phát, Phú Xuân, Nhà Bè

                 – Điện thoại:0283.782.9628
              • Trường Tiểu học Trang Tấn Khương
                 – Địa chỉ: 36A ấp 3, xã Long Thới, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.780.0040
              • Trường Tiểu học Dương Văn Lịch
                 – Địa chỉ: Ấp 1, xã Hiệp Phước, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.873.4710
              • Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo
                 – Điạ chỉ: Ấp 1, xã Hiệp Phước, Nhà Bè

                 – Điện thoạ: 0283.873.4012
              • Trường Tiểu học Lê Lợi
                 – Địa chỉ: 5/19A, ấp 1, xã Nhơn Đức, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.782.1658
              • Trường Tiểu học  Lê Văn Lương
                 – Địa chỉ: 2/32A, ấp 3, xã Nhơn Đức, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.782.1658
              • Trường Tiểu học Tạ Uyên
                 – Địa chỉ: Ấp 1, xã Phước Kiển, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.785.1656
              • Trường Tiểu học  Lê Quang Định
                 – Địa chỉ: 218B, ấp 3, xã Phước Kiển, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.781.5668
              • Trường Tiểu học  Bùi Thanh Khiết
                 – Địa chỉ: ấp 4, xã Phước Lộc, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.781.5486
              • Trường Tiểu học Nguyễn Bình
                 – Địa chỉ : 247 Nguyễn Bình, ấp 2, Phú Xuân, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.782.8627
              • Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
                 – Địa chỉ: 421 Huỳnh Tấn Phát, Khu phố 7, Thị trấn Nhà Bè, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.873.8431
              • Trường THCS Lê Văn Hưu
                 – Địa chỉ: 830/5 Huỳnh Tấn Phát, Phú Xuân, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.782.9524
              • Trường THCS Hai Bà Trưng
                 – Địa chỉ: Ấp 2, Long Thới, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.780.1712
              • Trường THCS Hiệp Phước
                 – Địa chỉ: Ấp 2, Hiệp Phước, Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.781.8042
              • Trường THCS Phước Lộc
                 – Địa chỉ: Ấp 3, Đào Sư Tích, Phước Lộc, Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.539.7004
              • Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ
                 – Địa ch: 146A, ấp 1, Phước Kiển, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.781.5655
              • Trường THPT Long Thới
                 – Địa chỉ: 280 Nguyễn Văn Tạo, Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.780.0171 – 0283.780.0412
              • Trường THPT Phước Kiển
                 – Địa chỉ: 1163 Lê Văn Lương, Ấp 3, Phước Kiển, Nhà Bè
                 – Điện thoại: 0283.781.7993
              • Trường Bồi dưỡng Giáo dục
                 – Địa chỉ:

                 – Điện thoại:
              • Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên 
                 – Địa chỉ: 189 Nguyễn Văn Tạo, Long Thới, Nhà Bè

                 – Điện thoại: 0283.780.0059

              CÁC ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI VÀ DU LỊCH NỔI TIẾNG TẠI NHÀ BÈ

              Khu ẩm thực sinh thái Tháp Ngà – Bình Xuyên 2

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Địa chỉ: Số 168 Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
              • Giờ mở cửa: 08:00 – 21:30
              • Giá vé: 100.000đ – 200.000đ
              • Điểm đặc sắc
              • Đem đến một khung cảnh đồng quê bình dị với những ngôi nhà lá đơn sơ
              • Vườn hoa đủ sắc màu đẹp lung linh giúp bạn có cảm giác gần gũi với thiên nhiên
              • Không gian yên tĩnh, trong lành rất phù hợp để nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe
              • Hệ thống nhà hàng ven sông có điểm view cực kỳ lãng mạn và đủ món ăn ngon
              • Chụp hình check in cho giới trẻ 

              Pháp võ cổ tự

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Địa chỉ: Huỳnh Tấn Phát, Thị Trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
              • Giờ mở cửa: 06:00 – 18:00
              • Giá vé vào cổng: Vào cổng tự do
              • Điểm đặc sắc
              • Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1934 có kiến trúc độc đáo
              • Có trại trẻ mồ côi, cơ nhỡ dành cho những ai có tấm lòng thiện nguyện
              • Tọa lạc bên trong là cơ sở làm nhang nổi tiếng phù hợp cho những ai thích khám phá
              • Không gian chùa yên tĩnh đem đến sự tịnh tâm cho con người
              • Cầu nguyện tại phật đường linh thiêng

              Nhà Bè Garden

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Địa chỉ: Số 106/7 Huỳnh Tấn Phát, khu phố 5, Thị Trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
              • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
              • Giá vé: 50.000đ – 300.000đ
              • Điểm đặc sắc
              • Đem đến không gian thôn quê dân dã pha lẫn chút hiện đại
              • Tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng giúp phục hồi sức khỏe
              • Tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn khi rời xa phố hội nhộn nhịp
              • Thưởng thức ẩm thực độc đáo với đủ các món ăn mang hương vị quê hương

              Công viên nước Thiên Thanh

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Địa chỉ: Số 35/2 Phan Văn Bảy, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
              • Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00
              • Giá vé: 50.000đ/người
              • Điểm đặc sắc
              • Công viên nước rộng tận 7ha đem đến không gian giải trí cực kỳ quy mô
              • Quảng trường nước siêu vui nhộn lúc nào cũng có nước phun từ dưới lòng đất
              • Hồ bơi có sóng nhân tạo đem đến trải nghiệm thú vị
              • Có nhiều trò chơi cảm giác mạnh như trượt máng trên cao, máng trượt lộ thiên, làn trượt kín và làn trượt lộ thiên.

              Công viên hồ Lavila

              toan-bo-thong-tin-ve-huyen-nha-be

              • Địa chỉ: Số 5 đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TP.HCM
              • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
              • Giá vé: Vào cửa tự do
              • Điểm đặc sắc
              • Nằm rất gần với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nên dễ di chuyển
              • Khu công viên rộng đến 4,6 hecta cung cấp mảng xanh bao trùm toàn cảnh
              • Đem đến không gian bình yên và bầu không khí tự nhiên, mát mẻ
              • Có khu tĩnh tâm, khu vận động và khu thiên nhiên đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi giải trí

              CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN NỔI BẬT Ở HUYỆN NHÀ BÈ

              Với tình hình thị trường phát triển mạnh, hiện nay trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang hình thành một số dự án đất nền, khu đô thị mới như khu đô thị Làng Đại học ABC, khu đô thị The Star Village, khu đô thị GS Metrocity, khu đô thị The Sun City Phước Kiển, khu đô thị Garden Park, khu đô thị Nam Sài Gòn Riverside, khu đô thị Phú Gia Cotex, khu đô thị Nhà Bè Dragon City, Khu dân cư Bộ Công An, Khu dân cư Thái Sơn 1 Bộ Quốc Phòng, Khu Dân Cư Sài Gòn South Village Nhà Bè,… 

              Và chúng tôi sẽ cập nhật các tin tức mới nhất trên thị trường liên tục, hằng ngày tại đây.